Facebook Pixel Code

TOKYO METROPOLITAN GOVERNMENT

TOKYO CAREER GUIDE

Language
English
中文
Bahasa Indonesia
Tiếng Việt
नेपाली

ROAD TO TOKYO 5 Steps to Working in Tokyo

STEP1 RESUME Bản sơ yếu lý lịch / Bản kinh nghiệm làm việc

2 loại hồ sơ ứng tuyển được yêu cầu. Nếu biết các mẹo về cách tạo hồ sơ, thì ấn tượng đầu tiên về hồ sơ ứng tuyển của bạn sẽ tốt hơn nhiều.

Hồ sơ ứng tuyển là gì?

Có 2 loại: Bản sơ yếu lý lịch và Bản kinh nghiệm làm việc Không cần thư xin việc. Đối với những bạn giỏi tiếng Anh, hãy chuẩn bị một RESUME bằng tiếng Anh để thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn.

Bản sơ yếu lý lịch là gì?

Là một bản liệt kê theo trình tự thời gian các kinh nghiệm kể từ đại học. Bản sơ yếu lý lịch là một công cụ truyền tải thông tin cơ bản về quá trình học tập và quá trình làm việc của bạn v.v. Điều quan trọng là tạo ấn tượng tốt cho người phụ trách tuyển dụng để bù đắp cho việc khó để phân biệt với những người khác.

Cách viết Bản sơ yếu lý lịch

rirekisho

Ngày ghi
Ngày nộp (gửi) cho doanh nghiệp.
Ảnh
Nền trơn, tốt nhất là màu trắng hoặc xanh lam.
Mặc vest
Phiên âm
Cách đọc cũng viết bằng Hiragana.
Họ tên
Chữ La tinh hoặc chữ Hán
Không cần dấu
Địa chỉ hiện tại
Địa chỉ viết từ tên nước.
Số điện thoại viết từ mã quốc gia.
Thông tin liên hệ
Nếu đã quyết định nơi sẽ sống ở Tokyo, hãy ghi vào.
Quá trình học tập / Quá trình làm việc
Trình độ học vấn dưới 18 tuổi có thể lược bỏ. Nếu có khoảng thời gian học tập tại Nhật Bản thì ghi vào như một ngoại lệ.
Tên trường (tên công ty) thì viết bằng tiếng Anhcũng OK.
Viết quá trình làm việc tiếp sau quá trình học tập.
Bằng cấp / Giấy phép
Ưu tiên viết những thứ liên quan đến công việc theo thứ tự năm tháng lấy được.
Động cơ ứng tuyển, kỹ năng đặc biệt, bộ môn yêu thích, điểm thể hiện bản thân, v.v.
Viết ra lý do bạn muốn làm việc cho công ty mà bạn ứng tuyển. Ngoài ra, nếu có môn thể thao hoặc nhạc cụ mà bạn giỏi, hãy viết ra để thể hiện bản thân.
Cột ghi chú
Nếu bạn có dự định đến Tokyo, hãy viết ra khoảng thời gian dự kiến.
【Chú ý】
Những thứ không cần phải viết
  • Quốc tịch
  • Số hộ chiếu
  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Chiều cao / cân nặng
  • Họ tên / tuổi tác / nơi làm việc của những người trong gia đình
Hiệu đính ký tự
Hãy sử dụng chức năng kiểm tra chính tả để kiểm tra xem có lỗi nào trong tiếng Nhật không.
Bản kinh nghiệm làm việc là gì?

Là một hồ sơ để thể hiện kinh nghiệm làm việc của bạn.

    5 yếu tố cần viết trong Bản kinh nghiệm làm việc

  • Ở công ty như thế nào (ngành / khái lược công ty)
  • Nội dung công việc như thế nào (phòng ban / loại công việc / nội dung công việc)
  • Cố gắng, nỗ lực như thế nào (thái độ làm việc, khả năng có được)
  • Đã đạt được kết quả như thế nào (kết quả / thành tích)
  • Bạn muốn nỗ lực cho công việc gì trong tương lai (mong muốn)

Cách viết Bản kinh nghiệm làm việc

shokumu keirekisho

Bố cục / số tờ
Số tờ thì tổng hợp vào1~2tờ. Đảm bảo rằng năm và tháng giống với các số trên Bản sơ yếu lý lịch của bạn.
Quá trình làm việc
  • Phần khái lược về công ty thì viết sao cho có thể hiểu được quy mô và nội dung kinh doanh của công ty.
    Nếu đó là một doanh nghiệp lớn ở quê nhà, hãy ghi tỷ lệ phần trăm thị phần trong ngành (hoặc thứ hạng ngành).
  • Thành tích thì thể hiện bằng những con số cụ thể.
  • Viết riêng thành tích của công ty và thành tích của bạn.
  • Nếu bạn có kinh nghiệm quản lý, hãy viết ra số lượng cấp dưới và vai trò của bạn.
Bằng cấp hiện có
  • Ghi năm tháng theo thứ tự lấy được và tên gọi chính thức.
  • Viết điểm của Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật hoặc điểm tiếng Anh như TOEIC v.v.
Tự giới thiệubản thân
  • Thể hiện năng lực thực tế có liên quan đến Phiếu tuyển dụng.
  • Nếu bạn có ý định làm việc lâu dài cho công ty bạn đang ứng tuyển, hãy viết ra ý định đó.

Tham khảo: Dịch vụ Internet Hello Work

Điều tôi chú ý nhất trong Bản sơ yếu lý lịch / Bản kinh nghiệm làm việc là ...

IT, Quản lý phụ trách nhân sự, Anh A

Có 2 điều tôi luôn chú ý trong hồ sơ ứng tuyển.

1.Kinh nghiệm làm việc tại quê nhà
Tôi cũng cố gắng đọc từ Bản kinh nghiệm làm việc xem ứng viên có bất kỳ kinh nghiệm chung nào với vị trí ứng tuyển hay không, chẳng hạn như ngành nghề, loại công việc, sản phẩm và hàng hóa đã xử lý và biết bao nhiêu về các mối quan hệ và phong tục kinh doanh ở quê nhà.

2. Cảm giác gần gũi với tiếng Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản
Bây giờ, tôi muốn biết ứng viên có thể trở nên nói được tiếng Nhật nhanh đến mức nào, thay vì có thể nói được bao nhiêu tiếng Nhật. Ví dụ, tôi cũng sẽ xem ngay cả những người có N3 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) đã học tiếng Nhật từ bao giờ. Ngoài kinh nghiệm làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản, tôi cũng xem Bản sơ yếu lý lịch / Bản kinh nghiệm làm việc để xem ứng viên có hiểu biết về văn hóa của doanh nghiệp Nhật Bản hay không, chẳng hạn như kinh nghiệm giao dịch với doanh nghiệp Nhật Bản hoặc kinh nghiệm làm thêm tại nhà hàng ăn Nhật Bản v.v.