Facebook Pixel Code

TOKYO METROPOLITAN GOVERNMENT

TOKYO CAREER GUIDE

Language
English
中文
Bahasa Indonesia
Tiếng Việt
नेपाली

ROAD TO TOKYO 5 Steps to Working in Tokyo

STEP3 INTERVIEW Phỏng vấn

Nhiều doanh nghiệp tiến hành phỏng vấn theo thứ tự phỏng vấn lần 1 (người phụ trách tuyển dụng), phỏng vấn lần 2 (người chịu trách nhiệm về nhân sự) và phỏng vấn lần 3 (ủy viên ban quản trị / nhà kinh doanh). Có nhiều phương thức phỏng vấn khác nhau, chẳng hạn như phỏng vấn trực tuyến hoàn toàn trên Web, hoặc phỏng vấn lần 1 và lần 2 theo hình thức trực tuyến và phỏng vấn lần cuối mới tổ chức tại quốc gia của bạn hoặc Nhật Bản, v.v. Nếu vượt qua cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nhận được lời mời làm việc.

Vào ngày phỏng vấn

Phỏng vấn tại doanh nghiệp

  • Đừng quên mang theo các hồ sơ ứng tuyển (Bản sơ yếu lý lịch, Bản kinh nghiệm làm việc, RESUME bằng tiếng Anh) đã nộp cho doanh nghiệp, hay nội dung tuyển dụng và đồ dùng để viết .
  • Khi phỏng vấn về cơ bản là mặc vest. Hãy cố gắng mặc trang phục tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
  • Đến địa điểm phỏng vấn trước giờ phỏng vấn khoảng 15 phút để tránh tới trễ giờ phỏng vấn và kiểm tra ngoại hình. Tắt nguồn điện thoại di động và trước 5 phút hãy truyền đạt cho lễ tân họ tên của bạn và việc bạn đến phỏng vấn. Vào mùa đông, hãy cởi áo khoác dài ở lối vào.
  • Nếu bạn được đưa qua phòng chờ hoặc phòng phỏng vấn, hãy ngồi vào chỗ gần cửa ra vào nhất và yên lặng chờ đợi, khi người phỏng vấn bước vào, hãy đứng dậy và nêu tên của bạn.
  • Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy nói "Cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi ngày hôm nay". Bạn có thể tạo cho người phỏng vấn ấn tượng rằng bạn có thể thực hiện các cách ứng xử trong kinh doanh của Nhật Bản.
  • Trường hợp bất đắc dĩ có vẻ sẽ tới trễ, nhất định hãy liên hệ trước qua điện thoại và thông báo thời gian sẽ đến.

Phỏng vấn trực tuyến trên Web

  • Hãy chọn một nơi yên tĩnh - không thể nghe thấy âm thanh xung quanh và có môi trường truyền tín hiệu tốt. Trong khi phỏng vấn, hãy chặn các cuộc gọi khác hoặc tắt nguồn điện thoại di động của bạn
  • Bạn thường có xu hướng cảm thấy thoải mái vì nhà tuyển dụng không thể nhìn thấy hết trang phục của bạn, nhưng hãy mặc vest để truyền đạt được mong muốn đi làm của bạn.
  • Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn 10 phút, hãy kiểm tra trước các điều kiện kết nối và âm thanh/hình ảnh đã hợp lý để bạn có thể trả lời phỏng vấn hay chưa.
  • Hãy chuẩn bị sẵn bên mình thông tin liên hệ của người phụ trách doanh nghiệp chẳng hạn như địa chỉ email và số điện thoại, v.v. để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, hãy in các hồ sơ ứng tuyển (Bản sơ yếu lý lịch, Bản kinh nghiệm làm việc, RESUME) đã nộp cho doanh nghiệp hay nội dung tuyển dụng, đồng thời đừng quên chuẩn bị trước bút viết.

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

Về quá trình làm việc cho đến nay

  • "Hãy trình bày cụ thể về nội dung công việc bạn đã trải qua và những gì bạn đã đóng góp cho doanh nghiệp mà bạn đã làm việc. Ngoài ra, hãy thể hiện rằng các kỹ năng và kinh nghiệm hiện tại của bạn là hữu ích trong doanh nghiệp mà bạn mong muốn và rằng bạn đang bỏ công sức trong công việc."

Lý do chuyển việc (lý do nghỉ việc)

  • Hãy tránh những biểu hiện tiêu cực hoặc không hài lòng với doanh nghiệp mà bạn đã làm việc.

Lý do mong muốn

  • Hãy thể hiện nhiệt huyết vì sao bạn mong muốn công việc này và việc có thể vận dụng những kỹ năng đã học được trong quá khứ. Để làm được điều đó, đừng quên nghiên cứu về ngành và nghiên cứu về doanh nghiệp trước khi phỏng vấn.

Về tầm nhìn nghề nghiệp trong tương lai

  • Hãy nghĩ đến hướng đi của doanh nghiệp mà bạn mong muốn, và thể hiện xem bạn muốn làm việc như thế nào nếu được gia nhập công ty. Ngoài ra, hãy truyền đạt về cả những gì bạn đang nỗ lực cho mục tiêu.

Kinh nghiệm thành công và thất bại tại các doanh nghiệp đã làm việc cho đến nay

  • "Về trải nghiệm thành công, hãy trả lời được lý do cụ thể tại sao đã thành công.
    Về trải nghiệm thất bại, hãy trả lời sau đó bạn đã xử lý như thế nào và học được gì từ đó.
    Khi nói về những điều tiêu cực, hãy cố gắng kết thúc bằng những từ tích cực ở cuối."

Bạn có thể sử dụng thành thạo tiếng Nhật, tiếng Anh và ngôn ngữ khác như thế nào

  • Hãy truyền đạt cụ thể những việc bạn đã làm nếu bạn đã sử dụng thực tế trong nghiệp vụ.
  • Ví dụ) Tôi đã trả lời điện thoại và email bằng tiếng Nhật. Tôi đã giải thích sản phẩm cho khách hàng bằng tiếng Anh. v.v.

    Ví dụ)
    Tôi đã trả lời điện thoại và email bằng tiếng Nhật.

    Tôi đã giải thích sản phẩm cho khách hàng bằng tiếng Anh. v.v.

Về việc ứng tuyển vào doanh nghiệp khác

  • Không cần phải cung cấp tên doanh nghiệp cụ thể, nhưng hãy truyền đạt một cách trung thực rằng bạn đang ứng tuyển cho nhiều doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển không phải là lựa chọn số một của bạn, bạn có thể truyền tải cảm xúc tích cực của mình và nếu đó là lựa chọn số một của bạn, cảm xúc nghiêm túc của bạn sẽ được truyền tải bằng cách nêu rõ lý do ưu tiên cho doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển.

Khi thời gian sau khi nghỉ việc kéo dài

  • Hãy truyền đạt điều đúng đắn, ngay cả khi khó trả lời. Hãy truyền đạt thành quả đã nỗ lực trong khoảng thời gian trống hoặc lý do thời gian hoạt động chuyển việc kéo dài trong trường hợp bạn đã chuyển việc.

Điều cần ghi nhớ khi phỏng vấn

Người phỏng vấn không chỉ nghe nội dung mà còn quan sát cả thái độ trong khi phỏng vấn. Hãy xác nhận cách ứng xử trong phỏng vấn trước khi phỏng vấn.

  • Chào hỏi là điều cơ bản của cách ứng xử trong kinh doanh, vì vậy vào đầu và cuối buổi phỏng vấn, hãy truyền đạt sự biết ơn đối với việc họ đã dành thời gian phỏng vấn bạn.
  • Khi lo lắng, bạn sẽ có xu hướng nói nhanh. Cố gắng nói chậm và rõ ràng hơn bình thường.
  • Vào thời điểm phỏng vấn, hãy nhìn về phía người phỏng vấn và trả lời các câu hỏi một cách tự tin.

Lời mời làm việc

Nếu bạn vượt qua cuộc phỏng vấn, bạn sẽ nhận được thư mời làm việc qua email. Hãy xác nhận xem nội dung công việc hoặc tiền lương v.v. có giống với nội dung doanh nghiệp đã đưa ra trong Phiếu tuyển dụng hoặc trong cuộc phỏng vấn không. Hãy truyền đạt tới doanh nghiệp ý muốn gia nhập công ty trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận được thư mời làm việc. Sau đó, thủ tục xin visa hoặc tư cách lưu trú sẽ bắt đầu.

Hãy cho chúng tôi biết "Bạn muốn trở thành cầu nối với quê nhà như thế nào".

Dịch vụ, Quản lý phụ trách nhân sự, Anh A

When_I_interview_non-Khi tôi phỏng vấn người nước ngoài đến từ nước ngoài, có 3 điều tôi luôn chú trọng.

"Có kinh nghiệm làm việc, bí quyết, mối quan hệ như thế nào ở nước ngoài?"

Nhân lực có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài rất hấp dẫn đối với các công ty kinh doanh ở nước ngoài. Nhiều người Nhật không hiểu phong tục kinh doanh bản địa hoặc cảm xúc v.v. của những người sống ở nước ngoài, và đây chính là thế mạnh mà chỉ những người đã có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài mới có.

"Bạn có phải là người trung thực?"

Trong các doanh nghiệp tại Nhật Bản, tất nhiên phần lớn là nhân viên người Nhật, vì vậy chắc hẳn bạn sẽ vấp phải văn hóa kinh doanh của Nhật Bản mà bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ từ cái nhìn của người nước ngoài. Trong trường hợp như vậy, trước hết, cần phải nhìn nhận nó một cách trung thực và để được người ta hiểu. Sau đó, tôi nghĩ đôi bên cần nỗ lực để gần nhau hơn.

"Bạn có phải là người đáng tin cậy?"

Tôi vừa nghĩ rằng những gì được nói trong cuộc phỏng vấn là sự thật 100% vừa hỏi các ứng viên. Tôi cố gắng nhìn rõ xem liệu các ứng viên có đang nói quá về kinh nghiệm và kỹ năng của họ, hoặc nói về tất cả những thành tựu trong tổ chức như thể nó là của chính họ.

Khi phỏng vấn người nước ngoài, cứ 10 người thì có 9 người nói: “Tôi muốn trở thành cầu nối với quê nhà của mình”. Tôi muốn ứng viên nói chuyện cụ thể hơn, vì vậy tôi thường hỏi các ứng viên, "Nếu gia nhập công ty chúng tôi, bạn sẽ vận dụng kinh nghiệm gì, sẽ cho ra kết quả như thế nào và làm thế nào để trở thành cầu nối với quê nhà?"